Tứ hậu và cửu khí

Khí thế tình dục của nam nhân và nữ nhân

Như ở một chương Hoàng Đế hỏi về cách thức xử trí khi nữ nhân chưa bột hứng mà nam nhân thì khí lực tràn trề, nay Hoàng Đế lại hỏi về một trường hợp trái lại, đó là tình trạng của nam nhân một khi xông trận mà rụt rè, vấp váp… Đáp lời, Huyền Nữ giải rằng:

Để chuẩn bị cho sự giao ái hòa hợp người nam cần biết đến “Tứ chí” hay “Tứ hậu” (tức là khí thế) và người nữ cần biết đến “Cửu khí”.

Huyền Nữ giải thích về “Tứ Hậu” như sau:

  1. Người nam, dương cụ không phấn chấn ấy là thể lực không đầy đủ.
  2. Dương cụ phấn chấn mà không đủ ni tấc, ấy là bắp thịt không ra gì.
  3. Đủ ni tấc mà chẳng cương cường ấy là do gân sức yếu kém.
  4. Có cương cường mà thiếu hăng hái là do nội khí không đầy đủ.

Về “Cửu khí” của nữ nhân, Huyền Nữ nói:

  1. Thở ra hít vào gấp rút ấy là phế khí (khí ở phổi) đầy đủ.
  2. Rên rên rỉ, ấy là tâm khí sung mãn.
  3. hai tay quấn chặt nam nhân ấy là Tỳ khí thịnh vượng.
  4. Âm hộ ẩm ướt ấy là thận khí no ấm.
  5. Thái độ ân cần, miếng cắn yêu nam nhân, ấy là cốt khí không thiếu.
  6. hai chân quặp lấy đùi nam nhân ấy là gân sức thừa thãi.
  7. Thân hình mềm dẻo, bóp nắn lấy dương cụ ấy là khí huyết tràn đầy.
  8. Đê mê rối rít xoa nắn bộ ngực nam nhân ấy là nhục khí có dư.

GHI CHÚ:

1. Đưa ra những nhận xét về Tứ Hậu và Cửu Khí là để đo lường tình trạng về sinh lý của nam nư. Muốn xem nam có phần nào yếu kém thì do sức của dương cụ. Muốn xem nữ phần thiếu suy thì nhận định qua những động tác khi người nữ giao hoan .

2. Đại thể biết được phần suy, phần thịnh ta mới có thể tìm phương pháp sửa trị cho quân bình âm dương, tạng phủ cường mạnh mà cầu được khoái lạc trong sinh lý, lại cầu được ích thọ diên niên.

Danh sách 26 chương Tố Nữ Kinh

<< Quay lại chương 11: Trắc định tình cảm

>> Tiếp chương 13: Cửu pháp